Phương thức Gà_thả_vườn

So với gà công nghiệp, gà thả vườn dễ nuôi, có sức chống chịu bệnh cao, có khả năng tận dụng thức ăn tốt, đặc biệt có thịt thơm, đầu tư chuồng trại thấp, phù hợp với quy mô nuôi tại các nông hộ, kể cả các vùng sâu, vùng xa, người chăn nuôi Việt Nam có xu hướng nuôi các loại gà có chất lượng thịt cao, nhưng trọng lượng thấp như gà ri, gà Tàu vàng[2] Có thể nuôi gà thả vườn theo hai phương thức nuôi nhốt và nuôi thả, tùy điều kiện của người nuôi. Nếu nuôi thả có thể kết hợp với mô hình V A.C: dưới ao thả tôm, cua, cá, trên ruộng cấy lúa, thả gà vào lúc thu hoạch...

Thời gian nuôi chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố: giống (lớn nhanh hay chậm), phương thức nuôi (nuôi nhốt hoàn toàn, thả hoặc kết hợp thả - nhốt). Hiện nay, việc nuôi gà theo hướng an toàn sinh học có nhiều điểm tương đồng với nuôi truyền thống (nuôi thả hoang), là gà được thả tự do trong không gian rộng lớn. Vì vậy, ngoài các loại thức ăn chính là lúa, bắp và cám tổng hợp, thì gà còn tự kiếm thêm các loại thức ăn khác như cỏ, côn trùng để bổ sung thêm chất dinh dưỡng[3].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Gà_thả_vườn http://baochinhphu.vn/Kinh-te/The-tran-nuoi-ga-Kho... http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/chon-ga-th... http://dantri.com.vn/kinh-doanh/thu-hang-tram-trie... http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_kinhte/_m... http://sonongnghiep.bentre.gov.vn/index.php/nong-l... http://khuyennonglamdong.gov.vn/hoat-dong-kn-lam-d... http://vcn.vnn.vn/ky-thuat-chan-nuoi-ga-tha-vuon_n... https://web.archive.org/web/20150907050310/http://... https://web.archive.org/web/20151023050555/http://... https://web.archive.org/web/20151128081455/http://...